Nhiệm vụ của bảo vệ trực tủ báo cháy

10/07/2021 13:52 +07 - Lượt xem: 14790

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy, báo cháy rất quan trọng và không thể thiếu tại các công trình nhà máy, tòa nhà,…Nhưng để phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn tại cơ sở thì cần có lực lượng bảo trì quản lý và xử lý tín hiệu báo cháy. Vậy, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trực tủ báo cháy bao gồm những gì? Quá trình vận hành hệ thống quản lý cũng như vận hành hệ thống PCCC ra sao? Cùng Bảo Vệ VSC tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết này nhé!

nhiệm vụ nhân viên trực tủ báo cháy

 

Tủ báo cháy là gì?

Tủ báo cháy (tủ trung tâm điều khiển) là phần trung tâm của hệ thống PCCC. Nó có vai trò cung cấp năng lượng và thực hiện các chức năng điều khiển hệ thống PCCC như:

  • Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.
  • Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc và đến các thiết bị phòng cháy tự động.
  • Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như chập mạch, đứt dây…
  • Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác
  • Cho phép truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan phòng cháy chữa cháy để tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời.
  • Tự động ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị đầu ta thông báo về sự cố cháy, kích hoạt thiết bị như thang máy, quạt thông khí…hoạt động, khời động hệ thống chữa cháy như chương trình đã được cài đặt.

hệ thống tủ báo cháy

 

Nguyên lý hoạt động của tủ trung tâm điều khiển

  • Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đùa ra phát tín hiệu báo động.
  • Khi có tín hiệu về sự cố cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tác khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
  • Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra cháy và truyền thông tin đén thiết bị đầu ra (bản hiển thị phụ, còi, đèn). Lúc này các thiết bị sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra cháy và xử lý kịp thời

 

nguyên lý hoạt động hệ thống báo cháy

 

Tại sao bố trí bảo vệ trực tủ trung tâm điều khiển?

  • Duy trì nhân sự trực tín hiệu báo cháy 24/24
  • Kịp thời phát hiện thông tin báo cháy
  • Xác nhận thông tin vị trí cháy
  • Thông báo lực lượng liên quan kiểm tra vị trí cháy
  • Xử lý thông tin trên hệ thống, gián đoạn kích hoạt hệ thống báo cháy tự động
  • Cập nhật tình hình hoạt động hệ thống báo cháy

 

Những lỗi sự cố thường gập của hệ thống báo cháy tự động

  • Các lỗi trên đường Loop
  • Lỗi thiết bị
  • Lỗi báo cháy giả

Lỗi báo cháy giả rất thường gập và gây ra nhiều sư phiền phức cho người dùng và người dân. Nó do nhiều nguyên nhân như:

  • Môi trường có nhiều hơi nước
  • Môi trường có nhiều bụi
  • Đầu vào bị bẩn
  • Người vô tình nhấn nú báo khẩn cấp

 

Chức năng nhiệm vụ của bảo vệ trực tủ trung tâm điều khiển

  • Đảm bảo an ninh an toàn phòng điều khiển trung tâm
  • Duy trì nội quy của phòng điều khiển trung tâm
  • Trực tại phòng tủ trung tâm điều khiển 24/24
  • Kịp thời tiếp nhận tín hiệu báo cháy tại tủ
  • Xác định vị trí báo cháy
  • Thông báo đến bộ phận liên quan
  • Xử lý tín hiệu báo cháy, không để hệ thống kích hoạt các thiết bị ngoại vi và hệ thống tự động.

 

bảo vệ trực tại vị trí hệ thống báo cháy

Hình ảnh bảo vệ trực tại vị trí hệ thống báo cháy

 

Kỹ năng nghiệp vụ cần có của bảo vệ trực phòng điều khiển trung tâm

  • Thông thạo sơ đồ mục tiêu
  • Thành thục thao tác điều khiển trên tủ trung tâm điều khiển
  • Thành thạo quy trình cách ly tín hiệu báo cháy
  • Kỹ năng nghiệp vụ tác nghiệp các vị trí trong xử lý thông tin báo cháy
  • Kỹ năng báo cáo nhanh, ghi tốc ký

 

Các phẩm chất cần có của bảo vệ trực tủ trung tâm điều khiển

  • Thân thiện
  • Nhiệt tình
  • Trách nhiệm
  • Trung thực
  • Dũng cảm

 

Quy trình nghiệp vụ bảo vệ trực tủ trung tâm điều khiển

  • Quy trình làm việc theo thời gian
  • Quy trình vận hành hệ thống báo cháy tự động
  • Quy trình cách ly tín hiệu báo cháy
  • Quy trình tác nghiệp các vị trí xử lý tín hiệu báo cháy

 

Cần trang bị công cụ hỗ trợ gì cho bảo vệ trực tủ trung tâm điều khiển

  • Sổ tình hình ca trực
  • Sổ an ninh nội bộ
  • Bộ đàm

 

Các tình huống thường gặp, quy trình xử lý tại hệ thống tủ báo cháy

Tình huống 1: Tình huống tủ hiện tín hiệu báo cháy hành lang tầng 10

Nhận biết:

  • Âm thanh: Tín hiệu âm thanh báo từ tủ
  • Màn hình hiển thị: Vị trí đầu báo sảnh thang máy tầng 10 tòa nhà

Nhân sự Bảo vệ:

  • Xác định thông tin vị trí đầu báo
  • Đàm cho cỉ huy, ca trưởng, vị trí tuần tra lõi: Có tín hiệu báo cháy sảnh thang máy tầng 10 tòa nhà
  • Thực hiện thao tác các ly tín hiệu báo cháy
  • Tiếp nhận thông tin trực tiếp nhân sự kiểm tra tại sảnh thang máy tầng 10 tòa nhà
  • Báo cáo chỉ huy, quản lý, BQL về sự việc
  • Yêu cầu Ca trưởng, Chỉ huy tiếp nhập để xử lý tiếp

Bài viết này, Bảo Vệ VSC đã gửi tới quý vị nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trực vị trí tủ báo cháy, cùng quy trình nghiệp vụ bảo vệ. Nếu quý vị có nhu cầu tìm hiểu về giá dịch vụ bảo vệ, vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 0988.193.183 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

 




Bài xem nhiều